Địa lý Châu_Đại_Dương

Aoraki (núi Cook), nằm tại đảo Nam của New ZealandPuncak Jaya là đỉnh cao nhất tại châu Đại Dương

Châu Đại Dương ban đầu được nhận thức là các phần đất liền của Thái Bình Dương, trải dài từ eo biển Malacca đến bờ biển châu Mỹ. Nó gồm bốn khu vực: Polynesia, Micronesia, Malaysia (nay gọi là quần đảo Mã Lai), và Melanesia.[59] Ngày nay, bộ phận của ba lục địa địa chất nằm trong giới hạn thuật ngữ "châu Đại Dương": Á-Âu, ÚcZealandia, cũng như các đảo núi lửa phi lục địa của Philippines, Wallacea, và Thái Bình Dương mở rộng.

Châu Đại Dương trải dài từ New Guinea tại phía tây, quần đảo Ogasawara tại phía tây bắc, quần đảo Hawaii tại phía đông bắc, đảo Phục Sinhđảo Sala y Gómez tại phía đông, và đảo Macquarie tại phía nam. Châu Đại Dương không bao gồm Đài Loan, quần đảo Ryukyu, quần đảo Nhật Bản và quần đảo Maluku thuộc châu Á, hay quần đảo Aleut thuộc Bắc Mỹ. Về ngoại vi, châu Đại Dương trải dài từ 280Bắc đến quần đảo Ogasawara tại Bắc Bán cầu, và 660nam đến đảo Macquarie tại Nam Bán cầu.[60]

Các quần đảo châu Đại Dương gồm bốn loại cơ bản: đảo lục địa, đảo núi lửa, rạn san hô và thềm san hô nâng cao. Nhiều đảo núi lửa vẫn còn các núi lửa hoạt động, trong số đó có Bougainville, Hawaii, và quần đảo Solomon.[61]

Châu Đại Dương là 1 trong 8 vùng sinh thái trên Trái Đất. Liên quan đến các khái niệm này là châu Đại Dương gần, là bộ phận của miền tây Melanesia hải đảo, có người cư trú từ hàng chục nghìn thiên niên kỷ, còn châu Đại Dương xa là những nơi có người định cư gần đây hơn. Mặc dù đa số các đảo của châu Đại Dương thuộc Nam Thái Bình Dương, song cố một số đảo nằm ngoài giới hạn của đại dương này, như đảo Kangarooquần đảo Ashmore và Cartier.[62]

Các rạn san hô tại Nam Thái Bình Dương là các cấu trúc thấp, tạo thành trên dung nham bazan chảy bên dưới bề mặt đại dương. Một trong các cảnh quan kỳ vĩ nhất là rạn san hô Great Barrier ngoài khơi đông bắc Úc. Một loại đảo san hô thứ nhì được tạo thành khi các thềm san hô được nâng lên, thường là lớn hơn một chút so với các đảo san hô thấp, ví dụ như Banabavà Makatea.[63][64]

Khu vực

Micronesia nằm về phía bắc Xích đạo và phía tây Đường đổi ngày quốc tế, bao gồm quần đảo Mariana tại tây bắc, quần đảo Caroline tại trung tâm, quần đảo Marshall tại phía tây và Kiribati tại đông nam.[65][66]

Melanesia nằm về phía tây nam, gồm đảo New Guinea lớn thứ nhì thế giới, các nhóm đảo khác từ bắc xuống nam là quần đảo Bismarck, quần đảo Solomon, Santa Cruz, Vanuatu, FijiNouvelle-Calédonie.[67]

Polynesia trải dài từ Hawaii tại phía bắc đến New Zealand tại phía nam, còn bao gồm Tuvalu, Tokelau, Samoa, Tongaquần đảo Kermadec về phía tây, quần đảo Cook, quần đảo Sociétéquần đảo Australes tại trung tâm, và Marquises, Tuamotu, Gambierđảo Phục Sinh tại phía đông.[68]

Australasia gồm có Úc, New Zealand, đảo Tasmania, và các đảo lân cận tại Thái Bình Dương. Hầu hết Australasia nằm trên phần phía nam của mảng Ấn-Úc, nằm bên Ấn Độ Dương về phía tây và Nam Đại Dương về phía nam.[69]

Địa chất

Mảng Thái Bình Dương bao gồm hầu hết các vùng của châu Đại Dương, ngoại trừ Australasia và phần phía tây của Melanesia.

Mảng Thái Bình Dương chiếm hầu hết châu Đại Dương, đây là 1 mảng kiến tạo đại dương nằm bên dưới Thái Bình Dương. Mảng Thái Bình Dương có diện tích 103 triệu km², là mảng kiến tạo lớn nhất. Mảng bao gồm 1 điểm nóng nội bộ tạo thành quần đảo Hawaii.[70] Nó gần như hoàn toàn là một vỏ đại dương.[71] Bộ phận cổ nhất biến mất theo chu trình kiến tạo mảng là vào đầu Kỷ Creta (145-137 triệu năm trước).[72]

Úc là bộ phận của mảng Ấn-Úc, là đại lục thấp nhất, bằng phẳng nhất và cổ nhất trên Trái Đất[73] và có lịch sử địa chất tương đối ổn định. Các lực tác động địa chất như phay nghịch kiến tạo của các dãy núi hoặc va chạm giữa các mảng kiến tạo xảy ra chủ yếu vào lịch sử sơ khởi của Úc, khi nó vẫn là bộ phận của Gondwana. Úc nằm tại trung tâm của mảng kiến tạo, do đó hiện không có núi lửa hoạt động.[74]

Địa chất của New Zealand đáng chú ý do có hoạt động núi lửa, động đất và các khu vực địa nhiệt, nguyên nhân là quốc gia này có vị trí tại ranh giới của mảng Úc và mảng Thái Bình Dương. Phần lớn đá nền của New Zealand từng là bộ phận của siêu lục địa Gondwana, cùng với Nam Mỹ, châu Phi, Madagascar, Ấn Độ, châu Nam CựcÚc. Các đá nay tạo thành lục địa Zealandia nằm giữa Đông Úc và Tây châu Nam Cực.[75]

Mảnh lục địa Úc-New Zealand của Gondwana tách ra thời Creta muộn (95–90 Ma). Đến 75 Ma, Zealandia về cơ bản tách khỏi Úc và châu Nam Cực, song chỉ có các vùng biển nông tách biệt Zealandia và Australia tại phía bắc. Biển Tasman là bộ phận của Zealandia và sau đó gắn với Úc để tạo thành mảng Úc (40 Ma), và 1 ranh giới mảng mới được tạo thành giữa mảng Úc và mảng Thái Bình Dương.

Hầu hết các đảo trên Thái Bình Dương là đảo núi lửa, điển hình như đảo Phục Sinh, Samoa thuộc MỹFiji đột ngột đạt độ cao đến 1300 m từ bờ.[76] Quần đảo Tây Bắc Hawaii được tạo thành từ khoảng 7-30 triệu năm trước, là núi lửa hình khiên trên điểm nóng núi lửa tương tự như đã tạo thành chuỗi núi ngầm Emperor về phía bắc và quần đảo Hawaii lớn về phía nam.[77] Núi cao nhất Hawaii là Mauna Kea cao 4.205 m trên mực nước biển.[78]

Thực vật

Thôn quê New ZealandUluru tại miền trung nước Úc.

Quốc gia có môi trường đa dạng nhất châu Đại Dương là Úc, có các khu rừng nhiệt đới tại đông bắc, các dãy núi tại đông nam, tây nam và đông, và hoang mạc khô hạn tại trung tâm.[79] Vùng hoang mạc hoặc đất bán khô hạn tại Úc thường được gọi là outback, chúng chiếm tỷ lệ cao vượt trội trong cơ cấu đất đai.[80] Vùng đất cao ven biển và một dải đất đồng cỏ Brigalow nằm giữa bờ biển và dãy núi, trong khi vùng nội lục của dãy phân thuỷ là các khu vực đất đồng cỏ lớn.[81] Cực bắc của bờ biển phía đông là bán đảo Cape York có rừng mưa nhiệt đới.[82][83][84][85][86]

Các đặc điểm nổi bật của hệ thực vật Úc là thích ứng với điều kiện khô cằn và bốc cháy, gồm hai loại là scleromorphyserotiny. Tính thích nghi này thường thấy trong các loài thuộc các họ lớn và nổi tiếng: quắn hoa (Banksia), đào kim nương (bạch đàn), và đậu (keo). Hệ thực vật của Fiji, Quần đảo Solomon, VanuatuNouvelle-Calédonierừng khô nhiệt đới, thực vật nhiệt đới gồm có dừa, premna protrusa, psydrax odorata, gyrocarpus americanuscóc kèn.[87]

Cảnh quan New Zealand biến đổi từ các eo biển giống như fjord tại tây nam đến các bãi biển nhiệt đới tại cực bắc. Dãy Nam Alps chi phối địa hình đảo Nam, và có 18 đỉnh cao trên 3.000 m tại đảo này. Đỉnh cao nhất trong số đó là Aoraki/núi Cook với 3.754 m. Động đất phổ biến song thường không nghiêm trọng, trung bình có 3.000 trận mỗi năm.[88] Các loài cây bản địa có tính đa dạng cao, thích nghi với nhiều vi khí hậu tại New Zealand.[89]

Tại Hawaii, có nhóm loài đặc hữu Brighamia, hiện cần phải thụ phấn bằng tay để tránh tuyệt chủng.[90] Hai loài của Brighamia—B. rockii và B. insignis—có khoảng 120 cá thể trong môi trường hoang dã. Nhằm đảm bảo các loài này kết hạt, các nhà sinh thái học phải leo xuống các vách đá sâu 910 m để rắc phấn hoa lên đầu nhuỵ của chúng.[91]

Động vật

chim cổ đỏ Thái Bình Dương sống trên các đảo tây nam Thái Bình Dương.[92]

Chim bói cá Thái Bình Dương được tìm thấy tại quần đảo Thái Bình Dương,[93] cùng với bông lau đít đỏ,[94] sáo Polynesia,[95] ưng ngỗng nâu,[96] nhạn Thái Bình Dương[97]Myzomela cardinalis.[98] Các loài chim sinh sản tại Pitcairn gồm nhạn biển tiên, nhạn đầu xámchim nhiệt đới đuôi đỏ. Chích sậy Pitcairn là loài đặc hữu của đảo Pitcairn, được đưa vào danh sách loài gặp nguy hiểm vào năm 2008.[99]

Quạ Hawaii là loài bản địa tại Hawaii, song tuyệt chủng trong tự nhiên từ năm 2002.[100] Rắn cây nâu là loài bản địa tại bờ biển phía bắc và phía đông của Úc, cùng với Papua New Guinea, Guam và quần đảo Solomon.[101] Các loài bản địa khác tại Úc, New Guinea và các đảo lân cận là chim thiên đường, ăn mật, leo cây Australasia, cổ đỏ Australasia, bồng chanh, Cracticusđinh viên.[102][103]

Một đặc điểm độc đáo của hệ động vật Úc là có các loài thú nhau thai bản địa tương đối hiếm, và tính chi phối của các loài thú có túi — một nhóm các loài thú nuôi con trong một cái túi, gồm các họ chân to, phalangeriformesdasyuromorphia. Các loài sẻ của Úc gồm có tiêu liêu, nhạn rừng, mỏ gai, quạ, pardalotidae, chim lia.[104] Các loài chim chiếm ưu thế tại Úc là ác là Úc, quạ Úc, strepera graculina, bồ câu màosả nhà trò.[105] Gấu túi, đà điểu Úc, thú mỏ vịtchuột túi là các động vật quốc gia của Úc,[106]quỷ Tasmania là một trong các loài nổi tiếng tại quốc gia này.[107] Goanna là một loài thằn lằn ăn thịt bản địa của đại lục Úc.[108]

Các loài chim của New Zealand tiến hoá thành một hệ chim, gồm nhiều loài đặc hữu. Do là một quần đảo, New Zealand tích luỹ được hệ chim đa dạng và đến khi James Cook tới đây trong thập niên 1770 ông ghi rằng tiếng chim kêu inh tai. Có các loài bất thường về sinh vật học như kakapo, nó là loài vẹt duy nhất trên thế giới không bay được, hoạt động về đêm và cạnh tranh phối giống, song cũng có nhiều loài tương tự như tại các khu vực đất liền lân cận. Một số loài chim nổi tiếng và đặc trưng tại New Zealand là kiwi, kea, takahe, kakapo, mohua, tuichim chuông.[109] Tuatara là một loài bò sát đặc hữu nổi tiếng của New Zealand.[110]

Khí hậu

Bãi biển trên đảo Mooréa, Polynésie thuộc Pháp

Các đảo Thái Bình Dương có khí hậu rừng mưa nhiệt đới và xa van nhiệt đới. Trong vùng Thái Bình Dương nhiệt đới và cận nhiệt đới, El Niño-Dao động phương Nam (ENSO) tác động đến điều kiện khí hậu.[111] Tại vùng nhiệt đới phía tây Thái Bình Dương, gió mùa gắn với mùa mưa trong các tháng mùa hè trong khi vào mùa đông có gió khô thổi đến từ đại lục châu Á.[112] Tháng 11 là tháng duy nhất toàn bộ các lưu vực bão nhiệt đới hoạt động.[113]

Về phía tây nam khu vực, tại đại lục Úc, khí hậu hầu hết là hoang mạc hoặc bán khô hạn, còn góc bờ biển phía nam có khí hậu ôn đới, như khí hậu đại dương và cận nhiệt đới ẩm tại bờ biển phía đông và khí hậu Địa Trung Hải tại phía tây. Phần phía bắc của Úc có khí hậu nhiệt đới.[114] Tuyết rơi thường xuyên trên các vùng cao gần bờ biển phía đông, tại các bang Victoria, New South Wales, TasmaniaLãnh thổ Thủ đô Úc.[115]

Hầu hết các vùng của New Zealand thuộc ôn đới, có khí hậu hải dương (phân loại khí hậu Köppen: Cfb) có đặc điểm là bốn mùa phân biệt. Điều kiện khác biệt từ rất ẩm ướt tại West Coast của đảo Nam đến gần như bán khô hạn tại Central Otago và cận nhiệt đới tại Northland.[116][117] Tuyết rơi tại đảo Nam của New Zealand và trên những nơi có độ cao lớn tại đảo Bắc. Tuyết cực kỳ hiếm xuất hiện ở những nơi gần mực nước biển tại đảo Bắc.[118]

Hawaii thuộc nhiệt đới, song trải qua nhiều khí hậu khác biệt tuỳ theo vĩ độ và địa lý. Đảo Hawaii có bốn trong năm nhóm khí hậu theo phân loại khí hậu Köppen: nhiệt đới, khô hạn, ôn đới và vùng cực. Quần đảo Hawaii đón hầu hết lượng mưa vào các tháng mùa đông (tháng 10 đến tháng 4).[119] Một vài đảo ở phía tây bắc như Guam dễ chịu tác động từ các cơn bão nhiệt đới vào mùa mưa.[120]

Nhiệt độ cao nhất từng ghi nhận được tại châu Đại Dương là tại Oodnadatta, Nam Úc (2 tháng 1 năm 1960), khi nhiệt độ đạt đến 50,7 °C.[121] Nhiệt độ thấp nhất từng ghi nhận được tại châu Đại Dương là - 25,6 °C tại Ranfurly của New Zealand vào năm 1903, và gần đây hơn ghi nhận được nhiệt độ -21,6 °C vào năm 1995 tại Ophir lân cận.[122] Pohnpei thuộc quần đảo Senyavin tại Micronesia là nơi mưa nhiều nhất tại châu Đại Dương, và đứng hàng đầu thế giới, với lượng mưa ghi nhận được hàng năm vượt 7.600 mm tại một số địa phương vùng núi.[123] Đỉnh của núi Waialeale tại Hawaii trung bình có lượng mưa 11.684 mm mỗi năm vào giai đoạn 1912–45.[124][125]

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Châu_Đại_Dương http://www.atkearney.com.au/documents/10192/dfedfc... http://www.australiangeographic.com.au/journal/lan... http://www.australiangeographic.com.au/topics/feat... http://profile.id.com.au/sydney/population http://www.mercer.com.au/newsroom/mercer-2014-qual... http://www.miningfm.com.au/mining-towns/overseas/p... http://www.sbs.com.au/food/cuisineindex/RecipeByCu... http://www.sbs.com.au/yourlanguage/italian/en/arti... http://www.smh.com.au/articles/2002/11/10/10363085... http://www.smh.com.au/data-point/sydney-languages